Hẳn ai trong chúng ta cũng từng trải qua khoảnh khắc đột ngột đứng dậy từ tư thế nằm hay ngồi và cảm thấy choáng váng, hoa mắt. Hiện tượng này tưởng chừng vô hại, nhưng nếu lặp lại thường xuyên, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo hạ huyết áp tư thế đứng – một tình trạng tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bạn có biết, hạ huyết áp tư thế đứng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, mất thăng bằng mà còn tiềm ẩn nguy cơ té ngã, chấn thương và thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể? Đừng chủ quan! Cùng khám phá ngay nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo và cách khắc phục tình trạng này để bảo vệ sức khỏe của bạn! Đừng bỏ lỡ – vì mỗi thay đổi nhỏ trong tư thế có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong cuộc sống của bạn!
I. Ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt là bệnh gì
Ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt là bệnh gì
Ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt là bệnh gì? Nếu hiện tượng hoa mắt chóng mặt xảy ra thường xuyên, bạn cần lưu ý đến bệnh hạ huyết áp tư thế đứng – còn được gọi là hạ huyết áp tư thế – là một hình thức của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể làm cho cơ thể cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, và có thể ngất xỉu. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể xảy ra cho bất cứ ai nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Hạ huyết áp tư thế đứng thường là nhẹ, kéo dài vài giây đến vài phút sau khi đứng.
II. Đứng dậy chóng mặt xây xẩm mặt mày là bệnh gì
Khi bạn đang nằm hoặc ngồi mà đứng dậy đột ngột, nếu thấy xây xẩm hoặc choáng váng thì có khả năng bạn bị hạ huyết áp tư thế. Ngoài ra, có thể gặp nhức đầu, nhìn mờ, buồn nôn, yếu cơ, nặng hơn thì gây lú lẫn hoặc ngất. Hạ huyết áp tư thế là tình trạng huyết áp thấp xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột từ nằm hoặc ngồi sang đứng thẳng. Hạ huyết áp tư thế có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng thường hơn ở người lớn tuổi. Khoảng 15% người trên 65 tuổi bị hạ huyết áp tư thế.
III. Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt là bệnh gì
Triệu chứng hoa mắt, chóng mặt xảy ra cho thấy sức khỏe không được bình thường. Đặc biệt khi triệu chứng này xuất hiện kéo dài, không cải thiện, sẽ thường kèm các bệnh lý nguy hiểm. Bởi hoa mắt, chóng mặt mỗi khi đứng lên, ngồi xuống là biểu hiện ban đầu của:
Đốt sống cổ của bạn bị ảnh hưởng và bị thoái hóa
Thoái hóa đốt sống cổ: Nếu bạn ngồi sai tư thế trong một thời gian dài thì rất có thể đốt sống cổ của bạn bị ảnh hưởng và bị thoái hóa. Khi đó, những cơn đau kéo dài từ gáy lên đầu hoặc từ cổ xuống bả vai sẽ xuất hiện. Nếu bệnh nặng, bạn có thể bị tê liệt tay, làm gián đoạn lưu thông máu và dẫn đến hiện tượng trên.
Thiếu máu não: Cơ thể khi thiếu máu sẽ thường xuất hiện các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt đi kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn… Nguyên nhân là do lưu lượng máu bị giảm, không đủ để cung cấp cho não khiến não bị thiếu oxy, suy giảm chức năng hoạt động.
1. Bị chóng mặt nên uống gì
Gừng chứa hoạt chất gingerol giúp kích thích lưu thông máu tới não từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng khi chóng mặt.
- Trà gừng hoặc nước gừng. Gừng chứa hoạt chất gingerol giúp kích thích lưu thông máu tới não từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng khi chóng mặt. …
- Nước chanh. Chanh chứa nhiều vitamin C giúp bạn tỉnh táo và khỏe khoắn nên chữa chóng mặt rất hiệu quả. …
- Nước pha mật ong. …
- Nước lọc. …
- Nước đường.
Gừng chứa hoạt chất gingerol giúp kích thích lưu thông máu
2. Cách xử lý khi bị chóng mặt
Khi xảy ra cơn chóng mặt, cần bình tĩnh, nhắm mắt, hạn chế xoay đầu và tìm tư thế thích hợp để nghỉ ngơi. Nếu có cảm giác buồn nôn, nên kìm nén bằng cách hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở. Chỉ cần tuân thủ như vậy, cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong vài phút.
IV. Ngồi xuống đứng lên bị đau đầu
Có thể là Đau đầu Migraine. Tuy nhiên còn nhiều hội chứng đau nửa đầu khác nữa cũng có thể có những triệu chứng như vậy, hơn nữa là phải loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây đau đầu, đặc biệt là các nguyên nhân trong não.
Tình trạng gây khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống do vậy cần đi khám chuyên khoa Thần kinh sớm, các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh sẽ tìm ra chẩn đoán và kiểm soát bệnh chính xác.
1. Ngồi xổm đứng dậy chóng mặt
Nóng cũng làm cho cơ thể mất nước gây ra chóng mặt
Hầu hết ai cũng từng ngồi xổm rất nhiều lần trong ngày vì nhiều lý do khác nhau. Có những người ngồi xổm cả ngày nhưng không có bất kỳ triệu chứng gì, nhưng cũng có người mới ngồi một chút rồi đứng dậy thôi đã thấy xây xẩm mặt mày. Ai cũng bảo đó là hậu của việc thiếu máu, vậy nên họ bắt đầu tìm ăn các loại thực phẩm bổ sung máu nhưng lại không có hiệu quả.
Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, các mạch máu trong cơ thể sẽ dễ bị giãn nở hơn. Từ đó khiến máu di chuyển lên não bị chậm lại và gây choáng váng mỗi khi ngồi xổm. Ngoài ra việc tắm nước nóng cũng làm cho cơ thể mất nước, gây nên chứng hoa mắt chóng mặt kể cả khi ngồi xổm trong thời gian ngắn. Nếu việc chóng mặt sau khi ngồi xổm này kéo dài, rất có thể nó sẽ làm gãy xương và gây chứng loãng xương nghiêm trọng, nhất là với nhóm người cao tuổi.
2. Đứng lên bị chóng mặt là bệnh gì
Chứng chóng mặt có thể xảy ra sau khi ngồi dậy hoặc đứng quá nhanh. Tình trạng này còn được gọi là hạ huyết áp tư thế đứng. Tuần hoàn máu kém. Các tình trạng như bệnh cơ tim, đau tim, rối loạn nhịp tim và thiếu máu não có thể gây chóng mặt.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn về vấn đề ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt, từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả.
V. Những câu hỏi liên quan đến Ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt là bệnh gì ?
-
Ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt là bệnh gì?
Hiện tượng này thường liên quan đến hạ huyết áp tư thế đứng – một tình trạng xảy ra khi huyết áp giảm đột ngột do thay đổi tư thế. -
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì?
Có thể do thiếu máu, mất nước, suy nhược cơ thể, tác dụng phụ của thuốc, hoặc các vấn đề về tim mạch và thần kinh. -
Hiện tượng này có nguy hiểm không?
Nếu chỉ xảy ra thỉnh thoảng, nó không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý cần điều trị. -
Làm thế nào để khắc phục?
Uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng trước khi thay đổi tư thế, và đi khám bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân chính xác. -
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi tình trạng chóng mặt xảy ra thường xuyên, kéo dài, hoặc đi kèm với triệu chứng như mờ mắt, ngất xỉu, hoặc đau đầu. -
Có cách phòng ngừa không?
Thay đổi tư thế chậm rãi, duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Xem Thêm : Bác sĩ chuyên gia thẩm mỹ Lê Văn Vĩnh