Rụng tóc Telogen là một chứng rụng tóc phổ biến, thường xảy ra sau khi người bệnh gặp phải các chấn thương vật lý đột ngột, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các nang tóc , Điều này có thể khiến cho tóc bạn bị rụng nhiều trong một khoảng thời gian nhất định. Việc điều trị sớm sẽ giúp bạn lấy lại mái tóc khỏe mạnh như bình thường.
Rụng tóc do Covid-19
Tình trạng rụng tóc sau khi nhiễm Covid-19 rất phổ biến, không bao lâu tóc sẽ mọc lại bình thường. Theo thống kê, có 20% số người mắc Covid-19 bị rụng tóc trong vòng 03 – 06 tháng sau khi xuất viện.
Có hai lý do khiến bệnh nhân mắc Covid-19 bị rụng tóc: Thứ nhất, do căng thẳng, sợ hãi. Khi bị căng thẳng sợ hãi, cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra nhiều chất nội tiết tố gọi là hormone chống stress. Các nội tiết tố này có lợi cho cơ thể giúp cơ thể có nhiều năng lượng tạm thời vượt qua thử thách, tuy nhiên lại có hại cho tóc. Phản xạ thần kinh giao cảm dưới tác dụng của nội tiết tố sẽ làm co mạch ngoài da, khiến cho lượng máu lưu thông đến chân tóc bị thiếu hụt, làm tổn thương nang tóc. Nếu stress tiếp tục kéo dài, các hormone stress giai đoạn muộn như cortisol sẽ tăng lên, tạo ra các gốc tự do bên trong cơ thể. Các gốc này phá hủy tế bào, mô, các tổ chức của cơ thể, tăng lão hóa da, tổn thương nang tóc khiến tóc dễ bị rụng. Cortisol cũng trực tiếp tăng tốc phân hủy chất đạm khiến cho dinh dưỡng ở nang tóc bị thiếu hụt, tóc không phát triển bình thường được.
Thứ hai, dưới tác động của stress, tóc không còn ở trạng thái bình thường, mà hầu hết chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi (telogen effluvium), tức giai đoạn tóc ngưng mọc, nang tóc không ra tóc nữa. Bình thường tóc chúng ta trải qua ba giai đoạn phát triển: Anagen: Giai đoạn tăng trưởng, nang tóc phát triển. Catagen: Giai đoạn chuyển tiếp, nang tóc ngừng phát triển. Telogen: Giai đoạn nghỉ ngơi, tóc lưu lại trên da đầu trong 02 – 03 tháng cho đến khi rụng dần để thay tóc mới.
Da đầu trung bình có 90 – 95% các nang tóc trong giai đoạn tăng trưởng, khoảng 05 – 10% đang ở giai đoạn nghỉ ngơi. Khi mắc Covid-19 thì tóc sẽ chuyển đổi giai đoạn ngược lại, phần lớn là giai đoạn nghỉ ngơi.
Chưa có bằng chứng cho thấy vi-rút Covid-19 trực tiếp gây ra chứng rụng tóc này, mặc dù các thụ thể enzym chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2), được vi-rút sử dụng để xâm nhập vào tế bào người, được tìm thấy ở tế bào sừng và tuyến bã nhờn nơi xuất phát của tóc.
Để tránh rụng tóc, chúng ta cần bình tĩnh, giữ vững tâm lý trước khó khăn, bệnh tật. Có một số bài tập tăng cường sức khỏe tinh thần rất tốt như tập yoga, thiền, khí công… ngủ đủ giấc từ 07 – 08 tiếng mỗi đêm.
Về dinh dưỡng, để tóc phát triển và khỏe mạnh, chú ý bổ sung chất đạm, các vitamin và khoáng chất quan trọng như thịt cá, sắt, vitamin D, C, B12, kẽm, acid folic, vitamin B12…
Khi chăm sóc tóc, tránh kéo tóc mạnh như thắt tóc bím, buộc tóc chặt. Tránh nhiệt độ quá cao hoặc các phương pháp tác động tới tóc như uốn, duỗi, nhuộm.
Nếu rụng tóc kéo dài hơn 06 tháng hoặc nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác như rụng tóc từng mảng, ngứa hoặc kích ứng khác thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Dấu hiệu tóc mọc lại
Bên cạnh số lượng tóc rụng thì dấu hiệu tóc mọc lại cũng là một trong những điều bạn cần lưu tâm theo dõi để chăm sóc mái tóc thật tốt, tránh được hói đầu có thể đến bất cứ lúc nào. Vậy dấu hiệu tóc mọc diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Sự phát triển và dấu hiệu tóc mọc lại
Dấu hiệu tóc mọc trở lại có thể thấy ngay là các nang tóc còn sống, tức là sờ vào vùng da đó thấy gợn tay.
Sự phát triển của tóc xảy ra theo mô hình tuần hoàn. Trong khi mô hình tăng trưởng cho từng sợi tóc riêng biệt giống như của tất cả các sợi tóc xung quanh, từng sợi tóc có những tiến triển thông qua các chu kỳ tăng trưởng ở những thời điểm khác nhau.
1. Các nang trứng bắt đầu hình thành
Khi kiểm tra vùng da đầu, đối với những người có mái tóc đen có thể phân biệt được những nang tóc phát triển thành những đốm đen trong nang tóc. Nang tóc cho thấy nang lông đã tiến vào giai đoạn phát triển của tóc. Vào giai đoạn đầu của giai đoạn phát triển, các nang bắt đầu tạo ra bầu rễ tóc. Keratin và các tế bào sắc tố màu sắc xen kẽ và tích lũy, tạo thành những trục tóc. Sự hiện diện của các tế bào sắc tố màu và trục tóc dưới da chiếm phần bóng.
2. Lông tơ
Sự có mặt của lông tơ, hoặc lông tơ đào, cho thấy sự tăng trưởng đáng kể có thể xảy ra. Mặc dù lông tơ có thể xuất hiện tốt, thưa thớt, yếu và đổi màu, nó là dấu hiệu chỉ đến sự tăng trưởng trong tương lai. Nhiều người nhận thấy rằng sự tăng trưởng trong giai đoạn này là không màu hoặc rất nhẹ. Điều này là do sự hình thành tế bào sắc tố màu chậm. Thông thường màu sắc thường trở lại, đôi khi nó không bao giờ. Điều này đặc biệt đúng đối với những người bị bệnh rụng tóc, một tình trạng tự miễn dịch gây ra những mảng nhỏ, tròn hói.
3. Tóc bắt đầu mọc dài
Tóc ngắn tăng trưởng là một dấu hiệu rất đáng khích lệ. Bản chất mong manh của tóc trong giai đoạn tăng trưởng mới này đòi hỏi sự chăm sóc nhẹ nhàng. Một số có thể sử dụng tóc giả để ngụy trang các điểm hói của họ.
4. Tăng trưởng đáng kể
Một vài tháng sau khi các dấu hiệu đầu tiên của sự phát triển, tóc trở nên mạnh mẽ. Tóc mọc khoảng 1cm mỗi 4 tuần, theo Hiệp hội Rụng tóc của Mỹ. Kết quả là, nó có thể mất một thời gian để phát triển tóc mới ra một chiều dài dài hơn như bạn mong đợi.
Rụng tóc mãn tính
Rụng tóc mảng thường là rụng tóc không triệu chứng đột ngột ở những người không có tổn thương da hoặc rối loạn hệ thống. Da đầu và râu bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng bất kỳ khu vực lông nào cũng có thể có liên quan. Rụng tóc có thể ảnh hưởng đến hầu hết hoặc toàn bộ cơ thể (alopecia universalis). Rụng tóc mảng được cho là một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến những người nhạy cảm về mặt di truyền tiếp xúc với các tác nhân môi trường không rõ ràng. Nó đôi khi cùng tồn tại với tự miễn bạch biến hoặc là viêm tuyến giáp.
Rụng tóc androgen
Rụng tóc nội tiết tố androgen (androgenetic alopecia) là một tình trạng di truyền, có xu hướng ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Những người đàn ông mắc phải căn bệnh này thường được gọi là chứng hói đầu kiểu nam giới, bệnh có thể bị rụng tóc ngay từ tuổi thiếu niên hoặc đầu năm 20 tuổi. Loại rụng tóc ở nam giới này có đặc điểm chung là chân tóc bị tụt xuống và tóc dần biến mất khỏi đỉnh dầu hoặc da đầu ở phía trước.
Đối với những phụ nữ mắc chứng rụng tóc androgen sẽ được gọi là hói đầu kiểu nữ giới. Tóc sẽ rụng dần và trở nên mỏng hơn khi phụ nữ bước sang độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên) và lượng tóc sẽ rụng nhiều nhất ở vùng đỉnh đầu.
Nhìn chung, chứng rụng tóc nội tiết tố androgen không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khoẻ tổng thể của bạn. Tuy nhiên, nó có thể làm đảo lộn cuộc sống tinh thần, khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh. Về lâu dần, điều này có thể dẫn đến sự căng thẳng và mệt mỏi cho người bệnh.
Rụng tóc hàng loạt
Rụng tóc bất thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Hormone: Mức độ tăng giảm bất thường của hormone nam androgen có thể khiến cho tóc rụng không kiểm soát.
Gen di truyền: Trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc chứng rụng tóc nhiều hoặc hói có thể khiến thế hệ sau cũng gặp tình trạng này.
Căng thẳng kéo dài, mắc bệnh và phụ nữ sau sinh: Đây là những yếu tố tác động gây ra rụng tóc tạm thời. Bị nấm ngoài da do nhiễm trùng cũng có thể gây rụng tóc.
Sử dụng thuốc: Dùng phương pháp hóa trị điều trị ung thư, thuốc làm loãng máu, thuốc chẹn beta-adrenergic kiểm soát huyết áp và thuốc tránh thai đều có khả năng gây rụng tóc.
Bị bỏng, chấn thương: Có thể tác động khiến bạn bị rụng tóc tạm thời. Tuy nhiên trường hợp này, tóc sẽ mọc lại bình thường sau khi chấn thương lành lại trừ khi bị sẹo.
Tác động hóa chất lên tóc quá nhiều: Gội đầu thường xuyên, uốn ép nhuộm liên tục có thể khiến cho hỏng chất tóc khiến cho tóc yếu và giòn. Uốn và ép tóc làm phá hỏng cấu trúc tóc đang có.
Mắc phải một số bệnh: Bệnh tuyến giáp, lupus, tiểu đường, thiếu máu do thiếu sắt, rối loạn tiêu hóa…có thể gây ra rụng tóc. Hầu hết nếu bạn điều trị bệnh căn thì tóc sẽ mọc trở lại như bình thường.
Chế độ ăn thiếu chất: Khi bạn ăn uống ít protein hoặc ăn uống thiếu thốn trong thời gian dài gây hạn chế dinh dưỡng cũng sẽ gây ra rụng tóc.
Rụng tóc telogen effluvium
Rụng tóc Telogen (telogen effluvium – TE) là dạng rụng tóc phổ biến thứ hai được các bác sĩ da liễu chẩn đoán. Tình trạng rụng tóc này xảy ra khi có sự thay đổi về số lượng của các nang tóc đang phát triển thành tóc.
Thông thường, các nang tóc trên da đầu không liên tục tạo ra tóc. Chúng ở trong giai đoạn tăng trưởng có thể kéo dài đến 2 năm hoặc hơn, sau đó chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi trong tối đa 2 tháng trước khi bắt đầu mọc lại sợi tóc mới. Vào bất kỳ thời điểm nào đối với người có da đầu khỏe mạnh sẽ có khoảng 80 – 90% nang tóc đang phát triển bình thường thành tóc. Các nang hoạt động này nằm trong giai đoạn Anagen. Trong khi đó, khoảng 10 – 20% các nang tóc trên da đầu ở trạng thái nghỉ ngơi (Telogen), nghĩa là chúng không tạo ra bất kỳ sợi tóc nào.
Nếu số lượng nang tóc tạo ra tóc bị giảm đáng kể trong giai đoạn nghỉ ngơi (telogen) thì sẽ có nhiều nang tóc không hoạt động hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc Telogen (TE).
Rụng tóc Telogen thường biểu hiện với một lớp tóc mỏng lan tỏa trên da đầu. Nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn ở một số vùng da đầu nhất định. Thông thường, phần tóc trên đỉnh da đầu có xu hướng mỏng hơn so với phần tóc ở hai bên hoặc phía sau da đầu.
Những sợi tóc rụng thường là sợi telogen, có thể được nhận biết bằng những bầu nhỏ chứa chất sừng ở đầu rễ tóc. Cho dù các khối u sừng hoá có sắc tố hay không có sắc tố thì những sợi tóc này vẫn là sợi telogen điển hình.
Rụng tóc anagen
Hội chứng rụng tóc anagen ngắn là một bệnh lý bẩm sinh, hiếm gặp. Bệnh đặc trưng bởi giai đoạn anagen rút ngắn, tóc tơ, không mọc dài và rụng tóc nhiều ở giai đoạn telogen. Chẩn đoán bệnh tương đối dễ nếu nắm được cơ chế bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng của bệnh, tuy nhiên hiện tại điều trị còn nhiều khó khăn.
Chu kỳ rụng tóc
Vào khoảng tháng 10, khi những cơn gió mang hơi lạnh mùa đông kéo đến. Tóc bắt đầu rụng nhiều hơn. Người ta còn gọi đây mà mùa rụng tóc. Quá trình này là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, để tóc không rụng quá nhiều và chịu các hư tổn trong mùa này, bạn cần lưu ý đến cách chăm sóc tóc.
Mùa đông, tóc rụng nhiều hơn bình thường. Tình trạng này còn gọi là rụng tóc theo mùa
Mùa rụng tóc
Mùa đông là mùa tóc rụng phổ biến nhưng không phải là mùa duy nhất gây ra tình trạng này. Thực tế không ít người bị rụng tóc vào mùa thu, thậm chí là mùa xuân. Nhiều người không cảm nhận được mùa tóc rụng bởi lượng tóc mới mọc lại khá nhanh nên độ dày của tóc không ảnh hưởng nhiều. Thường thì tình trạng này sẽ kéo dài trong 4-6 tuần.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều trong mùa đông. Hiểu được vấn đề này có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng rụng quá nhiều tóc và chăm sóc tóc tốt hơn. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là thiếu ánh nắng mặt trời.
Vào mùa đông, thời tiết thường xuyên âm u và không có ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là ánh nắng buổi sáng sớm. Lâu ngày không tiếp xúc với ánh nắng có thể khiến cơ thể không tổng hợp đủ lượng vitamin D cần thiết. Thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc. Ngoài ra, vào mùa đông, không khí rất khô. Nó có thể khiến tóc bị chẻ ngọn, chân tóc yếu đi và dễ gây tình trạng gàu.
Mặt khác, những người lười gội đầu vào mùa đông cũng có thể khiến tóc rụng nhiều hơn. Nguyên nhân là bụi, vi khuẩn và nấm trên da đầu không được loại bỏ kịp thời có thể gây viêm chân lông. Chúng làm cho nang tóc yếu và khiến tóc dễ bị gãy rụng. Ngoài ra, da đầu dơ còn khiến lỗ chân lông bị bít và gây khó khăn cho việc mọc tóc mới.
Xem thêm : Bác Sĩ Lê Văn Vĩnh