Không ai mong muốn phải đối mặt với tiểu đường thai kỳ – một căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, điều tốt nhất mẹ bầu có thể làm để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm này là chủ động thực hiện xét nghiệm sớm. Đây không chỉ là cách để phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời, mà còn là “tấm lá chắn” giúp hành trình mang thai trở nên an toàn hơn.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng nhất để mẹ bầu hiểu rõ lý do vì sao xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một bước không thể bỏ qua. Hãy cùng khám phá và bảo vệ sức khỏe của chính bạn cùng bé yêu ngay từ hôm nay!
I. Tiểu đường thai kỳ là gì ?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng khả năng dung nạp đường huyết bị rối loạn dẫn đến lượng đường huyết tăng cao quá mức quy định trong thời gian mang thai. Theo thống kê, chế độ ăn không cân đối khiến 2-5% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.
Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn trong khoảng 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho mẹ bầu và em bé trong khi mang thai cũng như sau khi sinh. Thế nhưng, những rủi ro này có thể giảm trong điều kiện được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
II. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu ?
Theo các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà cho biết: Để có 1 kết quả đường huyết chính xác khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu cần nhịn đói ít nhất 6-8 tiếng trước khi lấy máu.
Nếu xét nghiệm ngay sau khi ăn, chất dinh dưỡng chuyển hóa thành thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Lúc này, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác. Cho nhịn ăn là điều quan trọng nhất khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Trong trường hợp xét nghiệm máu kiểm tra glucose ngẫu nhiên: Máu lấy từ cánh tay sẽ được gửi đi phân tích. Trước khi lấy máu, bác sĩ không yêu cầu bạn phải nhịn đói.
Đối với người bệnh tiểu đường, ngoài xét nghiệm đường huyết lúc đói, bác sĩ còn chỉ định thực hiện test dung nạp glucose qua đường uống tức là người bệnh sẽ được lấy máu lần thứ hai 2 giờ sau khi uống nước có chứa 75 gr đường.
Ngoài việc xét nghiệm tiểu đường cần nhịn ăn, bệnh nhân cần phải tránh sử dụng các chất kích thích như chè, thuốc lá, cà phê… trước khi lấy máu để có kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhất
Lưu ý: Tuy nhiên, ngoài xét nghiệm tiểu đường thì không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm như: bệnh liên quan đường và mỡ (tiểu đường), bệnh về tim mạch, bệnh về gan mật. Còn lại những xét nghiệm bệnh khác như HIV, suy thận, cường giáp… không cần phải nhịn ăn
III. Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không ?
Các bác sĩ khuyến cáo không nên bỏ qua việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bởi đây là biện pháp kiểm tra cần thiết để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi . Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên nếu bỏ qua sẽ không lường trước được những nguy cơ xảy đến.
1. Biến chứng với mẹ bầu
Biểu hiện rõ nhất với các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đó là huyết áp tăng cao, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không những vậy, nhiều mẹ bầu còn phải đối mặt hiện tượng tiền sản giật. Do đó, một số mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ thường được bác sĩ khuyên nên sinh mổ thay vì sinh thường.
Vì thế nếu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu rất khó phát hiện tình trạng bệnh của mình. Thậm chí, nếu không có sự can thiệp kịp thời, sau khi sinh nở, mẹ bầu có thể mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
2. Biến chứng với thai nhi
Khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, thai nhi có nhiều khả năng sẽ to quá mức và đối mặt với tình trạng sinh non. Điều này khiến sức khỏe của trẻ yếu hơn so với các em bé sinh đủ tháng.
Ngoài ra, trẻ sau sinh còn có thể gặp phải tình trạng suy hô hấp cấp hoặc hạ đường huyết, gây ra các hiện tượng như co giật và giảm sút sức đề kháng.
Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, em bé sinh ra có nhiều nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nghiêm trọng hơn, tiểu đường thai kỳ còn có thể đe dọa tính mạng của thai trong bụng mẹ, gây ra tình trạng thai lưu.
Do đó, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết mà mẹ bầu không nên bỏ qua để đảm bảo sức khỏe, sự phát triển bình thường của em bé.
IV. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền ?
Xét nghiệm tiểu đường nói chung và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nói riêng hiện được thực hiện rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế. Nhìn chung xét nghiệm này dao động từ khoảng 200.000 đồng – 300.000 đồng.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường nằm trong gói sàng lọc trước sinh
1. Cơ sở y tế
Tại cơ sở y tế lớn, trang thiết bị hiện đại và quy trình tiêu chuẩn quốc tế thường có chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cao hơn. Song chi phí đi kèm với chất lượng, dịch vụ xét nghiệm tại những cơ sở này thường tốt hơn, đảm bảo kết quả chính xác cũng như sàng lọc nguy cơ cẩn thận hơn.
2. Gói xét nghiệm
Thông thường xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ thực hiện trong các lần khám thai định kỳ, nếu mẹ bầu đăng ký theo gói khám thì chi phí sẽ rẻ hơn so với làm xét nghiệm độc lập. Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nhằm tiết kiệm chi phí cho người bệnh, gói xét nghiệm sàng lọc và chăm sóc thai phụ được cung cấp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sàng lọc theo dõi sức khỏe với chi phí rẻ nhất.
Thai phụ nên lựa chọn xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại cơ sở y tế uy tín, y bác sĩ có kinh nghiệm trong xét nghiệm cũng như khám, sàng lọc và chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Điều này giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và điều trị, đảm bảo an toàn cao nhất cho mẹ và bé.
Hầu hết các trường hợp tiểu đường thai kỳ nhẹ có thể tự điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Với các mẹ bầu mắc bệnh ở mức độ nặng hơn, nguy cơ biến chứng cao hơn sẽ được theo dõi sát sao hơn. Điều này giúp xử lý nhanh và hiệu quả khi có biến chứng xảy ra, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé.
Dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát và phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
V. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tuần
Với mục đích sàng lọc phát hiện sớm chứng tiểu đường thai kỳ để kịp thời ngăn chặn, điều trị tránh những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh gây ra, phụ nữ mang thai nên chú ý những thời điểm nên xét nghiệm tầm soát bao gồm:
1. Xét nghiệm ngay trong lần khám thai đầu tiên
Mốc khám thai quan trọng đầu tiên mà mẹ bầu cần thực hiện là vào khoảng thai 12 tuần tuổi. Trong lần khám này, mẹ sẽ cần khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra tình trạng phát triển của thai, sàng lọc dị tật. Trong đó, xét nghiệm đường huyết sàng lọc sớm tiểu đường thai kỳ là hạng mục kiểm tra không thể thiếu.
Ở các mẹ bầu có nguy cơ cao, ngoài xét nghiệm máu thì có thể tầm soát thêm bằng nghiệm pháp dung nạp đường khi khám thai lần đầu hoặc khi thai đủ 3 tháng tuổi.
Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào sẽ do bác sĩ hướng dẫn
2. Xét nghiệm khi thai 24 – 28 tuần tuổi
Với thai phụ có nguy cơ thấp, kết quả xét nghiệm đường huyết bình thường, các chuyên gia khuyến cáo vẫn nên thử nghiệm pháp dung nạp đường khi thai 24 – 28 tuần để kiểm tra lại. Phương pháp này cũng áp dụng để khẳng định kết quả, sàng lọc tiểu đường thai kỳ muộn ở thai phụ nguy cơ cao đã từng thực hiện nghiệm pháp này trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Phương pháp dung nạp đường này sẽ kiểm tra khi đói và đánh giá nguy cơ thai phụ bị tăng đường huyết hay mắc tiểu đường thai kỳ.
Thời kỳ thai từ 24 – 28 tuần tuổi thường làm tăng đường huyết nhiều nhất khi bánh nhau thai đã phát triển hoàn thiện nên đây cũng là mốc quan trọng để khám kiểm tra cho sản phụ tiểu đường đang điều trị. Nếu đường huyết tiếp tục ghi nhận ở mức cao, cần có biện pháp theo dõi, điều trị và ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra.
VI. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường thực hiện bằng nghiệm pháp dung nạp glucose, có thể thực hiện sớm hoặc khi thai phụ 24 – 28 tuần thai. Cần lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm này, mẹ bầu cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ và không quá 12 giờ. Trước khi xét nghiệm 3 ngày, mẹ bầu vẫn có thể ăn chế độ tinh bột như bình thường.
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống giúp đánh giá tình trạng tiểu đường thai kỳ
VII. Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Ngoài những thông tin trên, mình sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết. Bởi, có khá nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết xét nghiệm tiểu đường gồm có những loại nào? Phải trải qua những bước nào trong quá trình xét nghiệm?
Thông thường, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ có 2 loại. Loại thứ nhất là xét nghiệm 2 bước và loại thứ hai là xét nghiệm 1 bước.
1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước
Để thực hiện được quá trình xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiến hành 2 loại xét nghiệm gồm: Xét nghiệm thử Glucose (GCT0) và xét nghiệm dung nạp Glucose (GTT).
– Xét nghiệm thử Glucose (GCT0): Được thực hiện để sàng lọc xem mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường hay không? Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng như có cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác hay không?
– Xét nghiệm dung nạp Glucose (GTT): Sau khi thực hiện xét nghiệm thử Glucose, nếu như kết quả là âm tính thì mẹ bầu không cần phải thực hiện thêm xét nghiệm khác. Nhưng, nếu kết quả dương tính thì mẹ bầu sẽ phải thực hiện thêm xét nghiệm GTT để chắc chắn có bị tiểu đường thai kỳ hay không?
2. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Theo Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) gọi tắt là ADA vào năm 2021, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ được chia thành 4 loại phổ biến:
- Đái tháo đường loại 1: Do sự thiếu hụt insulin tuyệt đối ở cơ thể người mẹ.
- Đái tháo đường loại 2: Do sự thiếu hụt insulin một cách tương đối ở người mẹ và đây là loại phổ biến nhất thường gặp cả người bình thường và người mẹ lớn tuổi.
- Tiểu đường loại đặc biệt: Đây là loại tiểu đường có liên quan đến một số bệnh đặc biệt khác như: Hội chứng đái tháo đường do rối loạn đơn gen không đồng nhất (monogenic diabetes syndromes), bệnh tiểu đường do thuốc và hóa chất gây nên (ví dụ thuốc glucocorticoid, thuốc điều trị HIV/AIDS).
- Tiểu đường thai kỳ: Loại tiểu đường này thường được chẩn đoán khi thai nhi ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.
Dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường và tiểu đường ở thai nhi là:
- Tiểu nhiều lần trong ngày.
- Hiện tượng khát nhiều.
- Sụt cân nhưng không rõ nguyên nhân.
- Mắt nhìn bị mờ.
Ngoài ra ở phụ nữ mang thai khi bị tiểu đường có thể sẽ có các triệu chứng như: Đau đầu, khó chịu, mệt mỏi. Tất cả các triệu chứng và dấu hiệu này ở phụ nữ bị tiểu đường đều không đặc hiệu khi mang thai vì vậy nó có thể xảy ra ở bất kỳ ai.
Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)
Xem Thêm : Bác Sĩ Lê Văn Vĩnh