Insulin có vai trò gì đối với cơ thể ?

Insulin là một chất vô cùng quen thuộc, đặc biệt là với những người mắc đái tháo đường hay những người có người nhà mắc bệnh đái tháo đường , Vậy Insulin có vai trò gì đối với cơ thể ?, tác dụng phụ, lưu ý khi sử dụng Insulin theo hướng dẫn của Bộ Y tế là như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Insulin còn có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Insulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ Glucose trong máu.

Vai trò của insulin

 Vai trò của Insulin

Vai trò của Insulin

Theo tư vấn của Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh An Thiên – Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết: Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu thông qua các quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể, cụ thể như sau:

– Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa glucid (tinh bột): Làm tăng dự trữ glycogen và thoái hóa glucose ở cơ: Sau một bữa ăn thì lượng đường trong máu được tăng cao làm kích thích tiết insulin sẽ dẫn đến tăng vận chuyển glucose vào tế bào. Nếu cơ không hoạt động thì glucose được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen.

Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa glucid (tinh bột)Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa glucid (tinh bột)

Cơ thể sẽ bị hôn mê hoặc nặng hơn thì sẽ tử vong nếu glucose máu tăng cao mà glucose lại không đi vào được bên trong tế bào sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu.

Insulin còn giúp chuyển glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ. Khi lượng glucose máu bị giảm, làm ảnh hưởng đến việc tiết insulin bị ức chế thì glycogen lại được phân ly để giải phóng thành glucose vào máu.

Insulin còn giúp chuyển glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữInsulin còn giúp chuyển glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ

 Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa lipid (chất béo): Insulin giúp làm tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng tới mô mỡ. Nếu insulin bị thiếu sẽ dẫn đến việc tăng glycerol và acid béo trong máu. Nồng độ chất béo trong máu tăng dẫn đến vữa xơ động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường. Chính vì thế, insulin thực sự rất cần thiết cho cơ thể.

 Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa protein (chất đạm): Insulin làm tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu khắp tế bào của cơ thể. Cơ thể sẽ bị gầy sút nếu bị thiếu hụt insulin và làm tăng sự phân giải protein và giảm đi lượng protein ở các mô. Chính vì điều đó, những người bị đái tháo đường sẽ có biểu hiện ăn uống nhiều nhưng lại sụt cân nhanh và gầy.

Cơ chế tác dụng của insulin

Insulin là một hormone quan trọng được sản xuất bởi các tế bào trong tuyến tụy. Cơ chế hoạt động của insulin là chuyển glucose từ máu vào tế bào làm năng lượng để sử dụng hoặc lưu trữ.

Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn có chứa carbohydrate được tiêu hóa và phân hủy thành glucose. Khi đó, lượng đường huyết sẽ gia tăng. Sự gia tăng lượng đường phát tín hiệu đến tuyến tụy để sản xuất insulin nhằm kiểm soát nồng độ đường trong máu.

Khi cơ thể sản xuất insulin, glucagon sẽ bị ức chế. Insulin kích thích các tế bào khắp cơ thể của bạn hấp thụ glucose từ máu. Sau đó, các tế bào sử dụng glucose làm năng lượng.

Để cung cấp năng lượng cho cơ thể giữa các bữa ăn, glucose dư thừa được lưu trữ trong các tế bào gan và cơ dưới dạng glycogen. Khi glucose được chuyển đổi thành năng lượng hoặc được lưu trữ trong gan và cơ, nồng độ glucose trong máu sẽ giảm đi.

Cấu tạo của insulin

Cấu trúc của insulin gồm 2 chuỗi polypeptide : chuỗi A có 21 amino acid và chuỗi B có 30 amino acid. 2 chuỗi nối với nhau bằng cầu nối disulfide ( -S-S- ) bị phân hủy bởi enzyme protease nên phải tiêm mới có tác dụng…

Để đánh giá tác dụng và độ tinh khiết, insulin được quy thành đơn vị chuẩn quốc tế ( IU ). Một đơn vị insulin ( 1 IU ) là lượng insulin cần để làm giảm glucose máu ở thỏ nặng 2,5 kg nhịn đói xuống còn 45 mg/100 ml và gây co giật sau khi tiêm   5 h và bằng 40 mcg insulin.

Insulin có trong thực phẩm nào

Rong biển

Rong biển có giá trị dinh dưỡng cao và rất giàu polysaccharide rong biển, protein, chất béo, caroten và vitamin A, B, C. Trong đó, polysaccharide rong biển có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, nên ăn rong biển trước bữa ăn để giảm lượng đường trong máu .

Đậu bắp

Đậu bắp rất thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chất nhầy trong đậu bắp có thể giúp giải độc, làm chậm quá trình hấp thụ đường và cải thiện lipid máu.

Đậu bắp cũng chứa carotenoid, rất có lợi cho việc duy trì hoạt động và bài tiết bình thường của insulin, cũng như cân bằng lượng đường trong máu.

Khoai mỡ

Đây là một loại thực phẩm tốt với ít chất béo, nó chứa myricetin, một chất phytochemical giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu.

Khoai mỡ cũng chứa magiê, kẽm và vitamin B1 và ​​B2, những thứ không thể thiếu cho insulin. Sự bài tiết, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu.

Chuyển hóa glucose các thành phần dính và trơn của khoai mỡ làm cho đường được hấp thụ chậm, không chỉ có thể ức chế sự tăng nhanh của lượng đường trong máu sau bữa ăn mà còn tránh tiết quá nhiều insulin.

Táo

Axit chlorogenic, axit ferulic và myricetin chứa trong táo đều là những chất phytochemical giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Chúng rất giàu pectin, thích hợp để ăn sau bữa ăn và có tác dụng làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Bí đỏ

Bí đỏ có thể thúc đẩy quá trình bài tiết insulin trong cơ thể, tăng cường chuyển hóa glucose, giảm lượng đường trong máu, rất giàu chất xơ giúp đường ruột bài tiết lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời ăn bí đỏ rất dễ tạo cảm giác no và thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.

Mướp đắng

Mướp đắng có chứa momordica glucoside, có tác dụng kích thích bài tiết insulin; pectin và chất xơ thô trong mướp đắng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, kích thích nhu động ruột và giải quyết vấn đề táo bón.

Loại thực phẩm này cũng chứa một polypeptide đặc biệt, tương tự như insulin, giúp giảm lượng đường trong máu.

Gạo lứt

Gạo lứt rất giàu chất dinh dưỡng, các khoáng chất, vitamin và chất xơ có trong gạo lứt gấp nhiều lần gạo trắng, nó cũng chứa nhiều khoáng chất khác nhau như crom, có thể giúp thúc đẩy sự trao đổi chất của lipid và đường.

Gạo lứt rất giàu trong chất xơ, giúp mọi người cảm thấ

Cơ chế hạ đường huyết của insulin

– Isulin gắn với Receptor đặc hiệu ở màng tế bào tạo thành  phức hợp Insulin-receptor tác động lên:

+ Làm hoạt hoá hệ thống vận chuyển Glucose ở màng tế bào, tăng khả năng vận chuyển Glucose từ ngoài tế bào vào trong tế bào, đặc biết ở các mô đích như cơ, gan, mô mỡ.

+ Tăng hoạt tính của enzym Glucose kinase.

+ Tăng hoạt tính của Glycogen synthetase dẫn đến tăng tổng hợp Glycogen ở gan.

+ Ức chế enzym GlycogenPhosphorylase , giảm phân huỷ glycogen.

+ Tăng tổng hợp lipid và protid từ glucid đồng thời giảm phân huỷ lipid và protid.

Tìm hiểu cơ chế gây hạ đường huyết của insulin 2Insulin giúp hạ đường huyết hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *